Trần Anh Tuấn – TỪ CHUYỆN “HỎI THĂM”…NGHĨ TỚI MỘT CÂU HỎI VỀ “BẢN SẮC”

Báo chí “lề phải” nói “ông Vũ” phạm tội, báo chí “lề trái” coi “vị Tiến sĩ luật” này là anh hùng... Tôi đi mãi trên đại lộ thông tin cuối cùng cũng bắt gặp một chữ “” nằm giữa hai lề phải- trái đó.

Nay đọc báo mạng, thấy nói tới một vài người “ngỡ lạ mà rất quen” đã bắt đầu tới hỏi thăm những ai đồng ý ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu trả tự do cho bác Cù Huy Hà Vũ.

Hãi quá, nếu TS Vũ kia có tội vì yêu nước, thì mình cũng nằm trong số bị săm soi vì yêu người yêu nước?. Bởi mình cũng tự nguyện, đồng lòng và khẳng khái ký tên vào bản danh sách đó?.

Có điều, sự sợ hãi này hoàn toàn không nằm trong ý thức cá nhân nhỏ mọn. Vì cùng lắm là mình bị triệu tập rồi đi tù, hoặc “may hơn” là giống số phận anh Nguyễn Công Nhựt ở Bình Dương mà thôi. Sự sợ hãi này nằm ở chỗ: Một phần bản sắc của Việt Nam có thể sẽ đổi màu thấy rõ, thậm chí là phai nhạt khủng khiếp.

Cái bản sắc ấy, từ phổ thông cho tới đại học, tôi luôn được giáo dục,  tiếp nhận, thấm nhuần, coi đó là nền tàng vững vàng cho mọi ý nghĩ và hành động: Người Việt Nam dám nghĩ dám làm, không cam phận trước cường quyền bạo lực, tư tưởng tự do, phóng khoáng, luôn hướng về tương lại tươi sáng ngày mai v..v….

Không biết những “người lạ mà rất quen” ấy đến từ đâu, nhưng chắc chắn đó là người Việt ta, họ tới mang theo sự nhạt nhòa, trống rỗng hòng xâm lược các giá trị rất ư bền vững của không chỉ riêng tôi. Họ tới cật vấn người tham gia ký tên, hăm dọa(hoặc đã làm thật) với gia đình, cơ quan của những người ấy. Tức là họ đang âm mưu khẳng định một cái gì đó mới, đối lập với các giá trị Tự do phát biểu, tự do hành động rằng : Theo ông thì sống, chống ông thì chết!.

Nếu những kẻ “ngỡ lạ mà rất quen” này thành công, nghĩa là sẽ có một thứ hao hao giống chân lý sẽ bao trùm, chi phối lên tư duy của một dân tộc hàng ngàn năm Văn Hiến. Nói một cách khác, sự can trường, thượng tôn công lý sẽ phải nhường sân cho bóng đêm dối trá, cho những bàn tay sắt sẵn sàng bẻ gẫy răng những cái miệng dám cất lên tiếng nói đòi tìm hiểu sự thật.

Nói thẳng ra, một đất nước mà tư tưởng bị giam cầm bởi ý chí một bộ phận nào đó của thế lực quản lý đất nước ấy. Không cho nghe(quản lý thông tin), không cho nói(cầm tù tư tưởng) thì công dân của đất nước ấy tốt hơn hết là nên mong muốn quay trở lại thời kỳ … Phong kiến. Vì ít ra ở xã hội này cũng còn lén lút ngân nga mấy câu “nặc danh” mà bây giờ chúng ta long trọng đặt tên nó là Ca dao:

“… Bao giờ dân nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa”

Khi xã hội phát triển đồng nghĩa với sự bùng nổ của thông tin đa chiều. Việc tiếp cận, tìm hiểu đúng sai và ngộ ra những giá trị cuộc sống không còn phải là một điều gì quá khó khăn nữa.

Triết học Mác-xít khẳng định “Tồn tại xã hội quyết định Ý thức xã hội”. Trong phạm vi những quốc gia XHCN, câu này có vẻ rất đúng nếu loại trừ yếu tố Internet.

Và…Sự phai lạt của một bản sắc, hiện tượng bật gốc của cả một thế hệ. Đó chính là nỗi sợ hãi, đồng thời cùng là một niềm tin cháy bỏng đầy tính phủ định của tôi sau khi đọc vài bài báo nói tới một số người có tên trong thỉnh nguyện thư bị một hai kẻ làm phiền.

Tất nhiên, tôi đang sẵn sàng chờ đợi…

Trần Anh Tuấn

Theo congionong

____________________________

Tiếp tục tham gia ký tên yêu cầu trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ
BAUXITEVN – THƯ KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ
Đồng hành với Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ là mệnh lệnh của thời đại
Bấm vào đây để trở về trang chủ

Bài này đã được đăng trong Bài vở liên quan và được gắn thẻ , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

9 Responses to Trần Anh Tuấn – TỪ CHUYỆN “HỎI THĂM”…NGHĨ TỚI MỘT CÂU HỎI VỀ “BẢN SẮC”

  1. tao hoàng nói:

    tôi sinh năm 1950 càng sống tôi càng thấm thía câu nóichỉ có cộng sản mới chôn thây cộng sản rất đúng .

  2. nguyen tan dung nói:

    Anh se mai la anh hung dan toc. Tat ca chung ta, nhung nguoi con yeu dau cua viet nam hay thuc tinh, hay bao ve lay non song dat nuoc than yeu cua chung ta, hay dap tan che do xa hoi chu nghia thoi nat, mot che do my dan hen ha, dang am muu ban re sat nuoc cho trung quoc, mot lu sau mot doi bo cua xa hoi, chi vi su ich ky ca nhan khon kiep ma chung mat het ly tri, hanh dong mot cach ngu xuan, mat han. Hay cho ban be the gioi biet rang nguoi dan viet nam dang bi boc lot den tan xuong tuy, mot che do thoi nat, ban thiu, nguoi dan con kho hon duoi thoi phog kien, trong thoi dai nay ma mot noi nhu viet nam nhan dan con fai chiu “mot co nghin trong”, voi nhung thu doan xau xa, mat han, boc lot den tan xuong tuy de cho chung an choi sa doa, danh bac. Cong san vn chugn may den ngay tan the roi.

  3. Pingback: Trần Anh Tuấn – TỪ CHUYỆN “HỎI THĂM”…NGHĨ TỚI MỘT CÂU HỎI VỀ “BẢN SẮC” | phamdinhtan

  4. cảm tử nói:

    trong tôi tất cả mọi người từ trước anh lê công đinh sau này đương thời là anh CHHV mọi người họ đã bỏ cuôc sống cá nhân của mình đi tranh đấu cho toàn thể dân tôc VN,chống lại cái đần độn mà bao năm qua biến con người VN thành những người ích kỷ bạc nhược,những tâm gương sáng trên ,với mình họ đều là biểu tượng của thế hệ mới anh hùng VN

  5. HL nói:

    Ah, Chào Anh Tuấn, bạn ko sao chứ, ok bạn vẫn viết bài làm mọi người yên tâm hơn.
    có gì thì thông tin cho mọi người biết với nhé, chắc bọn chúng ko dám trắng trơn trong thế giới đa truyền thông này.
    nếu ko thì chúng đâu phải là người nữa.

  6. HL nói:

    Tuấn Viết.
    “sự sợ hãi này hoàn toàn không nằm trong ý thức cá nhân nhỏ mọn” và được nhồi nhét.
    “Người Việt Nam dám nghĩ dám làm, không cam phận trước cường quyền bạo lực, tư tưởng tự do, phóng khoáng, luôn hướng về tương lại tươi sáng ngày mai v..v….”
    Bạn đang lo “Một phần bản sắc của Việt Nam có thể sẽ đổi màu thấy rõ, thậm chí là phai nhạt khủng khiếp.”

    Mượn lời Từ Huy: “Tại sao làm điều đúng lại phải sợ? Tại sao làm điều tốt lại phải sợ?”
    Thế nhưng điều thầy Toàn trăn trở “Chú chỉ lo những kẻ nghèo trí tưởng tượng đã làm cho nền văn hóa Việt Nam đồi trụy đi sẽ tiếp tục trổ tài để định nghĩa văn hóa theo cách của họ”
    Vì vậy những người “ngỡ lạ mà rất quen” đã bắt đầu tới hỏi thăm những ai đồng ý ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu trả tự do cho bác Cù Huy Hà Vũ.

    như vậy có 1 liên tưởng mơ hồ về cái thời “Cách mạng văn hóa” mà nước láng giềng đã làm. và “người lạ mà quen” là 1 phần của chiến dịch ấy.
    Và chúng ta lại có chuyện để mà lo đây vì ” Trí thức, từ xưa đến nay, muôn đời đều có những khổ tâm đặc thù của họ”.

  7. Thăng Long nói:

    Sự sợ hãi vì phải sống trong một xã hội mà ở đó tồn tại tính không trung thực và bản chất lật lọng của nhà cầm quyền. Nếu đấu tranh cho một xã hội công bằng, lấy tính thượng tôn của pháp luật làm nền tảng quản lý xã hội thì sự sợ hãi không còn nữa. Bản chất của con người nói chung nếu được giáo dục, được học hành đều tôn trọng pháp luật. Tôi nghĩ không bi quan như Trần Anh Tuấn, bởi con người bây giờ thông minh hơn nhiều, ho không chịu mãi cảnh áp bức đâu, nhất định một xã hội công bằng sẽ được thiết lập tại VN. Những tấm gương tiên phong cho cuộc đấu tranh này là TS Cù Huy Hà Vũ, SV Nguyễn Anh Tuấn và những người công khai ký tên ủng hộ TS CHHV tại Trang Web của BAUXITEVN.

Bình luận về bài viết này