Trịnh Tuấn – Xin có vài thưa thốt nhân bài viết của tác giả Hồng Hà

Thưa tác giả Hồng Hà*,

Cá nhân học trò đã đọc hầu hết các comments chung quanh bài viết của Giáo sư Ngô Bảo Châu, cũng như bao người khác và như tác giả Hồng Hà, học trò đọc đi đọc lại đến gần thuộc bài viết của GS. Bảo Châu… Và, đến bài viết này của tác giả Hồng Hà, với những phân tích, những dẫn giải hết sức thuyết phục, chí lí, chí tình, bài viết đã đem lại sự hài lòng cho không chỉ cá nhân học trò, mà còn khiến học trò kính trọng thêm sự hiểu biết sâu sắc cũng như sự phân tích logic của tác giả Hồng Hà.

Chữ Việt và ngữ pháp tiếng Việt ngoắt nghéo như rừng sâu thác hiểm, nhưng luôn chứa đựng trong đó những vầng sáng trong vắt đến tinh ngần. Ấy là cái đẹp kỳ vĩ của ngôn ngữ Việt. Trí thức Việt mà không hiểu được quá nửa phần về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt, thì sao có thể dùng “cán bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” cho được. Huống hồ gì là trí-thức-yêu-nước, càng phải hiểu và càng phải biết sử dụng chữ Việt không đơn thuần chỉ là “sạch nước cản”, mà còn cần làm cho nó lấp lánh qua những tầng nghĩa nữa.

Bài viết của GS. Ngô Bảo Châu chứa đựng những nét thú vị qua từng câu chữ. Có lẽ, dân học tự-nhiên thường kiệm ngôn, nhưng khi nói hay viết, đều là những câu từ “xuất ngôn phá thạch”, khúc chiết và chặt chẽ. Cách nói của GS qua bài viết của mình, nó thật giản dị như ngôn ngữ tiếng Anh người vẫn thường thoại như thế, nó chỉ hơi khác với cách diễn đạt ngôn ngữ thông thường của người Việt mà thôi. Điều đó là cho học trò có riêng một cảm nhận, tiếng Việt có khả năng hòa nhập mà chẳng hòa tan trong bất kỳ một cú thoại hay diễn đạt tương tự nào với các ngôn ngữ khác trên thế giới.

Nhân bài viết của tác giả Hồng Hà, học trò xin có vài thưa thốt:

1/ Học trò ít thấy comments nào, nếu không muốn nói là chưa thấy ý kiến nào cùng bàn “Về sự sợ hãi” với Ngô giáo sư, chỉ thấy nhiều những phân tích, mổ xẻ câu từ trong những thuận nghịch về tư tưởng và tình cảm. Thiết nghĩ, khi Ngô giáo sư nói “Về sự sợ hãi” là muốn nói đến cái dân-khí của trí thức khi dân-trí đã cao rồi, đã xa rồi. Dân-khí yếu thì căn-tính tự vệ sẽ cao lên, sự sợ hãi sẽ bùng lên khiến nhiều người cố thủ trong im lặng, hoặc giả vờ thinh nín để… thanh cao. Ấy, cũng là cái quyền của họ chọn lựa thốt thưa hay im lặng, vì dân-chủ mà. Nhưng cũng qua đó, ta thấy được sự sợ hãi phổ biến trong xã hội hiện tại.

2/ Lời nói của bậc chí sĩ khác lời nói của kẻ phàm dân. Ví như (trộm phép) bài viết “Về sự sợ hãi” không phải của Ngô giáo sư viết, mà được ký tên bởi một cái tên tẻ nhạt và tầm thường như tên của học trò chẳng hạn, chắc hẳn sẽ không có sự ồn ào như vừa rồi. Điều đó khiến ta suy gẫm thật nhiều. Khi con người ở một tầm nào đó, khóac trên mình những xiêm y của địa vị và giai cấp, đội lên đầu những hàm-vị chức phẩm, thì phát ngôn dẫu có nói đùa cũng đi vào lịch sử. Vì vậy, còn có ai đó hồ nghi về cách diễn đạt của Ngô giáo sư, cho phép học trò thưa rằng, hãy để thời gian và việc làm đó cho việc nhận thức về mình, tìm hiểu về mình, liệu xem tiếng nói của mình đã thật có giá trị hay chưa, đã thật sâu sắc hay chưa, và, quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến ai không?!

3/ Riêng về Cù tiên sinh, thưa tiên sinh, học trò chỉ có một ao ước nhỏ, là có một ngày được ngồi hầu chuyện với Tiên sinh trong bằng an và tĩnh tại, được rót một li trà mạn dâng lên tiên sinh trong niềm yêu mến. Và, biết đâu khi ấy, sẽ được cùng Tiên sinh nghĩ về loài chim Yến, âm thầm lặng lẽ chắt máu mình làm tổ giữa trùng khơi, chẳng hề nghĩ so cùng ai kiểu dáng, tự do hót giữa trời xanh, nhưng cái nhỏ nhoi mà Yến chắt ra ấy lại là quà tặng dân hiến cho đời. Cái ý về con chim Yến, là trong một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm, học trò cẩn phép xin mượn để thưa cùng Tiên sinh. Tiếc rằng, học trò là kẻ hậu bối, nam lưu bắc lạc, kém được bạc phước, chưa từng được vấn diện tiên sinh, chỉ được biết đến tiên sinh qua phi-cáp-truyền-tin (Internet). Nay tiên sinh đang ở chốn lao tù, dẫu biết những lời mỏng này có cũng chỉ thừa, nhưng mong tiên sinh ấm chút lòng đơn trong muôn tình bằng hữu kép. Học trò chỉ có chút lời hèn, gượng gạo mãi mới nên câu, mà khi thốt vẫn nơm nớp sợ! Nhưng sợ nhất là phải nói những lời mình không muốn nói!

Thưa tác giả Hồng Hà,

Học trò xin gửi đến ông niềm cảm mến trân trọng qua bài phân tích ở trên, như một chút bọt bèo vấy lên trong ao bùn đầy sen trẩy nở. Cúu mong ông lượng thứ và cúi mong sự thông cảm của độc giả cho sự hèn dốt của học trò.

Trịnh Tuấn cẩn bút.

Xem thêm:

* Đây là một bài phản hồi cho bài viết   Tản mạn với bài viết của GS. Ngô Bảo Châu “VỀ SỰ SỢ HÃI” của tác giả Hồng Hà
____________________________

Kêu gọi ký tên gửi lãnh đạo VN  yêu cầu trả tự do cho  TS Cù Huy Hà Vũ
Đồng hành với Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ là mệnh lệnh của thời đại
Bấm vào đây để trở về trang chủ

Bài này đã được đăng trong Bài vở liên quan và được gắn thẻ , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

23 Responses to Trịnh Tuấn – Xin có vài thưa thốt nhân bài viết của tác giả Hồng Hà

  1. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 16-04-2011 « webdoithoai.wordpress.com

  2. Pingback: TIN CỦA ANHBASAM NGÀY 16/4/2011 | Dinhtan's Blog

  3. hung nói:

    Qua các bình luận nói riêng cũng như qua các bài viết trên mạng nói chung,tôi thấy các quan điểm của cá nhân được đưa vào áp đặt cho người khác nhiều quá!Các bình luận bài viết “Về sự sợ hãi”của GS NBC là ví dụ minh họa cho nhận xét trên.Tôi nhớ,trước đây GS có nói đại ý :người ta cứ hay suy luận là trong đầu người khác nghĩ thế này,thế kia.
    Theo tôi,sau suy luận không có căn cứ đó,nhiều người còn cho rằng quan điểm của mình là chân lý,ai có suy nghĩ khác với mình người đó là sai.
    Về quan điểm cá nhân,tôi thấy ở GS NBC sự đúng mực,chặt chẽ,sâu sắc và là trí thức trăn trở với vận mệnh đất nước.Mặc dù nhà nước VN trọng đãi song thái độ của GS rất rõ ràng qua bài phát biểu trong buổi lễ”mừng công”tại Trung tâm HNQG Mỹ đình. Các bạn xem và so sánh với bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng(cần nói thêm GS chưa đến 40 tuổi). Đừng nên yêu cầu GS phải thế này,phải thế kia và nhất là phải giống suy nghĩ mà mình muốn.

  4. Dương Trung nói:

    Trịnh Tuấn à! Bác cận thận không bị soi đấy nhé. Tốt nhất là anh em mình quay về bán “khổ tâm tửu” có khi lại hay, lại phát tài to.

  5. Nguyễn văn Đông nói:

    Tôi không thông minh “đặc biệt”, nhưng lần đầu tôi đọc “về sự sợ hãi” của NBC tôi đã hiểu như Hồng Hà diễn giải, và đã có nhiều phản hồi của bạn đọc về 2 từ đặc biệt, tầm thường trong ấy, tôi nghĩ rằng quá tuyệt.
    Vậy thì cớ gì mà um sùm lên thế. Không nên làm ra vẻ ta đây cũng logic, ta đây cũng khúc chiết để mà phê phán.
    Trong lần lên VTV với TT Dũng, ô Châu chỉ một lần cười tươi không “ngoại giao” là khi nghe cậu học trò nói: ” tạ ơn Chúa…”
    Rất mong hãy hiểu và hãy để yên.

  6. Pingback: TIN CỦA CHHV.TK 16/4/2011 | Dinhtan's Blog

  7. Pingback: Tin thứ Bảy, 16-4-2011 « BA SÀM

  8. Lạy sư phụ Chí Phèo nói:

    Sao lạ thế anh Chí Phèo: “…đó là sự phối hợp giữa Toán học – Chính trị – ngôn ngữ học”. Chắc là anh Chí Phèo này mới nghiên cứu được phương pháp phối giao hợp và cho ra được một sản phẩm quái thai.

    • Chí Phèo nói:

      Bài viết của chú Châu thể hiện sự phối hợp giữa Toán học – Chính trị – ngôn ngữ học , có nghĩa là :

      Toán học : Là bài viết được tính toán trong sự cân đối hợp lý ( tuy ngắn nhưng lột tả được cái “Chí Phèo” dở khóc dở cười . )

      Chính trị : Cái đang xét không mang màu sắc công lý mà mà là chính trị cho nên mọi sự phản ứng với nó là phản ứng có màu chính trị , có nghĩa dùng thái độ chính trị này để phê phán một thái độ chính trị khác .

      Ngôn ngữ : Dùng một đoạn văn mà ngữ điệu và các cấu trúc từ diễn đạt một các “thản nhiên mà cay độc” để đề cập một vấn đề nên nó có tính dụng ngôn cao .

      Chí Phèo giải thích như vậy quá ư là ” chí phải “.

      Ai lại đi phê phán Chí Phèo bao giờ bởi Chí Phèo đồng nghĩa với chí phải mà …. phải hông ( lạy sư phụ Chí Phèo) .

    • Chí Phèo nói:

      Bài viết của chú Châu thể hiện sự phối hợp giữa Toán học – Chính trị – ngôn ngữ học , có nghĩa là :

      Toán học : Là bài viết được tính toán trong sự cân đối hợp lý ( tuy ngắn nhưng lột tả được cái “Chí Phèo” dở khóc dở cười . )

      Chính trị : Cái đang xét không mang màu sắc công lý mà mà là chính trị cho nên mọi sự phản ứng với nó là phản ứng có màu chính trị , có nghĩa dùng thái độ chính trị này để phê phán một thái độ chính trị khác .

      Ngôn ngữ : Dùng một đoạn văn mà ngữ điệu và các cấu trúc từ diễn đạt một cách “thản nhiên mà cay độc” để đề cập một vấn đề nên nó có tính dụng ngôn cao .

      Chí Phèo giải thích như vậy quá ư là ” chí phải “.

      Ai lại đi phê phán Chí Phèo bao giờ bởi Chí Phèo đồng nghĩa với chí phải mà …. phải hông ( lạy sư phụ Chí Phèo) .

  9. Chí Phèo nói:

    Chú Châu có ý kiến về vụ Ô Cù thế là hơn hẳn mấy cha nhận là trí thức mà nín như hến .
    Mao Trạch Đông có nói rằng : ” Trí thức như cục cứt trôi sông ” , bởi sự hèn hạ của họ khi họ chỉ biết im lặng . Im lặng có thể là người Quân tử hoặc là kẻ tiểu nhân – trong trường hợp này là tiểu nhân .
    Còn mấy cha , bài viết của chú Châu mới đăng tải thì các cha cứ xúm vào xoi mói như đỉa đói , cứ phân tích tới lui bài viết đó cứ như là đứa tiểu học mới vồ được đề của bài tập làm văn nên tranh thủ viết cho nhanh kẻo hết giờ . Đem hết cái ” văn hay chữ tốt” , cái thông minh biết nhiều chuyện và khen lẩn nhau ra thi thố để rồi thiên hạ khen mình ” Ngu ” .
    Bài viết của chú Châu có nghĩa bóng có nghĩa đen , có xa có gần , có trong có ngoài , có trước có sau … đó là sự phối hợp giữa Toán học – Chính trị – ngôn ngữ học , có gì đâu mà mấy cha rần rần rộ rộ như gà mắc ỉa vậy .
    Đúng ra chú Châu cũng muốn tham gia diễn đàn để bàn luận nhưng thấy mấy cha như đỉa đói nên chú đành thôi vậy . Nếu hỏi vì sao thì đi hỏi chú Châu !!!
    Văn hay chữ tốt mà thiếu đức hy sinh và lòng dũng cảm thì cũng vứt như Ô Mao nói ở trên .

    Chí Phèo mệt rồi , mai mốt quởn thì nói tiếp .

  10. Tui là dân đen nhưng cũng nên bàn:
    1, Mấy ông cứ nói không mà không hành động thì ngàn năm cũng như không!
    2, 1 chế độ đơn đảng không phải là độc tài mà là chuyên quyền! Hiện nay có Syria, Eritrea, Turkmenistan, VN, Trung Hoa, Triều Tiên, Lào ,Cu Ba..cũng 1 Đảng lãnh đạo, nhớ năm xưa Liên Xô lại xây dựng cả 1 đất nước giàu mạnh là đối trọng của thằng Mỹ!
    3, Theo quy luật đấu tranh sinh tồn, tương khắc, có lũ mọi Tư Sản thì cũng sẽ phải có bọn Cộng Sản để mà đấu tranh cho đời thêm vui, nếu chỉ bọn Tư Sản tồn tại thì giờ mấy ông đã…ngồi chơi xơi nước rồi! Bọn Tư bản Mỹ đã dựng lên thuyết domino để chống lài CS đó sao?
    4, Theo quy luật tiến hóa và chọn lọc tự nhiên, chế độ nào xấu thì tự nhiên nó sẽ bị đào thải thôi mấy ông đừng lo, mấy ông mà lo thì chẳng khác nào mấy ông cũng sợ chế độ mấy ông sụp đổ thôi
    5, Ai dám chắc chế độ đa đảng thì sẽ giàu mạnh? Philippin đa đảng tư bản mà lại nghèo xơ xác…
    Tóm lại là không có gì tuyệt đối và công bằng cả, nếu muốn công bằng thì mấy ông mấy bà cứ về xã hội nguyên thủy như Adam-Eva mà sống! he he

    • Nịna007 nói:

      Mày nói ngu như cái con cứt ý.
      Ngày xưa 1 đảng để dễ thống nhất. Chiến tranh mà dân ko 1 lòng thì muôn đời ko thắng.
      Nay hòa bình: 1 Đảng càng tốt nếu như lãnh đạo tốt( Thực sự tốt) chứ ko được tốt theo cái kiểu bệnh thành tích hoặc báo cáo náo như Vinashin lố hàng nghìn tỷ nhưng lại báo cáo lãi mà vẫn chẳng sao.
      Nhưng chỉ vì ko tốt( Nhưng có ai dám can thiệp hay làm gì cái ko tốt của Đảng đâu => Đi tù đấy)………Thôi ko viết nữa!
      Một đảng thì độc quyền: Nếu tốt thì ko sao. Nếu xấu thì thật nguy hiểm.
      Chẳng hề có cạnh tranh lành mạnh gì cả.
      ==> Suy cho cùng thì chẳng khác gì thị trường hàng hóa!

  11. Vô Dụng nói:

    Bài viết của Oanh Yến rối rắm không có chủ đề rõ rệt , đọc mãi không biết Oanh Yến bênh vực ai và phản bác ai nữa, thật là như chim yến chim oanh hót líu lo để người nghe chơi mà thôi.

    • Phạm Thị Oanh Yến nói:

      Thế thì cái sự hiểu ngầm của chú nó ra đi mùa thu theo bác hồ mất rồi. Bởi thế tớ mới sống khỏe , viết khỏe để chứng kiến cái ngày bọn cs này từng đứa một bị nhân dân Việt Nam lôi cổ ra xử tội.

  12. LE HUNG nói:

    Trịnh Tuấn – một tấm lòng và nghĩa cử đẹp;
    Trịnh Tuấn thể hiện cái tâm trong sáng của người cầm bút. Dù chưa biết rõ, nhưng bước đầu tôi cảm nhận được( dù còn nhàn nhạt) cốt cách của kẻ sỹ nơi ông. Trong một chừng mực, bài viết của ông đã thuyết phục cá nhân tôi. Cầu chúc cho mong ước của Trịnh Tuấn được hầu chuyện Cù tiên sinh sớm trở thành hiện thực. Nếu được, chắc thú vị lắm đấy Trịnh tiên sinh ạ!
    Trân trọng.

  13. Con Cua Cong An nói:

    Toi xin thong bao cong an chuan bi bat cac luat su nghuy hiem chuyen di bao chua cho dan oan . Nhat la 4 luat su da bao chua cho CHHV . Se bat va truy to ve toi giam cai lao voi Ong Nguyen huu Chinh va con giam bo ve giua chung khi phien toa chua ket thuc .
    Sap toi neu LS nao con giam cai lai toa se bi xu nang de lam guong cho ke khac .

    Cac luat su nen nho phai bao ve dang (( Con Dang , con minh )) dan den ai chet mac ke !

    Cac Luat su ma de toa bo tu Dang thi lay ai di cuop cua dan nua !

  14. Con Cua Cong An nói:

    Toi xin thong bao cong an chuan bi bat cac luat su nghuy hiem chuyen di bao chua cho dan oan . Nhat la 4 luat su da bao chua cho CHHV . Se bat va truy to ve toi giam cai lao voi Ong Nguyen huu Chinh va con giam bo ve giua chung khi phien toa chua ket thuc .
    Sap toi neu LS nao con giam cai lai toa se bi xu nang de lam guong cho ke khac .

    Cac luat su nen nho phai bao ve dang (( Con Dang , con minh )) dan den ai chet mac ke !!

  15. Nhan roi xem thoi nói:

    Toi theo gio tu hom 4/4 den gio thaay toan cai nhau viet hay viet gio. Chu chang ai vach ra cho moi nguoi mot con duong dau tranh de co the di den thang loi ca . Vay thi viet hay lam gi . Cho nen cong san (( Chu Dung )) con song khoe , rat khoe nua la dang khac .

    toi yeu cau moi nguoi nen nghi cai gi do co ich cho dau tranh dan chu thi hon .

  16. Noi Phet nói:

    Toan la noi phet ca thoi . Ngoai Ong Vu ra thi o vn chua thay co ong nao giam dau tranh thang than voi cong san ca . May ngay nay chi thay toan nguoi noi phet .

    Ma toi cung noi phet . chu toi cung so khong giam dau tranh

  17. Mai Thanh Nguyệt nói:

    rất thích bài viết vừa rồi của tiền bối.
    Trước đây, học trò không hâm mộ Ngô Bảo Châu, thậm chí không có cảm tình bởi Đảng Cộng Sản vơ nào người Việt thông minh, trí tuệ Việt, trí tuệ thời đại… Nhưng từ sau khi giáo sư Ngô báo Châu thực hiện nhiệm vụ của một bậc trí thức, một bậc trượng phu. Thì học trò rất lấy làm cảm phục Ngô giáo sư.

  18. Phạm Thị Oanh Yến nói:

    NGƯỜI VIỆT HIỂU NGẦM RẤT HAY???
    Cách đây đúng hai tháng tôi có đọc một bài viết trên báo Tuổi Trẻ viết về nhận xét của Hirasawa Ayami một nữ du học sinh Nhật Bản, với những trải nghiệm sau hai năm sống và học tiếng Việt ở trường Đại học khoa học Xã Hội và Nhân văn TP hcm. Và cuối bài cô đưa ra một kết luận: “ Một xã hội mà mức độ hiểu ngầm thấp là một xã hội ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột”*. Theo tôi nhận xét trên của Hirasawa San** nếu người đọc là một người tinh ý và sâu sắc sẽ cho là nhận xét trên có phần đểu cáng và nhục mạ dân Việt Nam vì trong bài viết này bản thân nó cũng gửi đi một thông điệp ngầm rằng chỉ dân Việt Nam và ở Việt Nam mới xẫy ra những chuyện như thế. Cái văn hóa “ không nói mà hiểu” như Hirasawa San đề cập đến trong bài viết của báo Tuổi Trẻ tôi nghĩ còn rất xa để, người Việt hiện tại có thể với tới được như khỏang cách hiện tại giữa Việt Nam, không nói đâu xa nếu so với Singapore.
    Thật là xấu hổ khi đưa ra những lời thú nhận như vậy. Khi thế hệ chúng tôi đã thấm vào tận xương tủy những câu quan họ như “ Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần…” hay “ Yêu nhau cởi áo cho nhau về nhà dối rằng …” hoặc qua những tứ nhạc của Đoàn Chuẩn-Từ Linh với “ Gửi gió cho mây ngàn bay” hay “ Tôi có người em, tuổi mới đôi mươi…” hay sến hơn “ Sợ thư tình chưa đủ nghĩa yêu thương, anh pha mực cho vừa màu…” của một tác giả mà bộ nhớ đã chập mạch theo năm tháng sống mòn trên đời…Nhưng thế hệ chúng tôi ai chỉ cần nghe qua là đủ hiểu thậm chí nhớ đời. Vâng cái văn hóa “ không cần nói cũng hiểu của chúng tôi nó đã “ say good bye” tự thưở nào để đến nổi một bài viết của một người tôi vốn không “đặc biệt ngưỡng mộ” vì nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống hằng ngày của tôi về một vấn đề chẳng có sức “thuyết phục đặc biệt” gì đến nồi cơm điện của gia đình tôi ngoài việc mỗi ngày bữa cơm gia đình bị mụ vợ già ở nhà dành tiền ăn quà hay sao? Mà càng ít đi chất đạm.
    Một bài viết mà ngay đến thằng tôi, chỉ tốt nghiệp 12/12 có cơ may học tiếng phốp ở Cuba ĐỌC TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI cũng cảm thấy rằng tác giả đã phát biểu và viết trong một chừng mực nhất định trong sự CHÍNH TRỰC của mình, bị những con linh cẩu ở đâu phả hơi tanh tưởi từ trong đáy lòng của chúng MÀ HÒNG BIẾN NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT CỦA MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC THÀNH MỘT BÃI PHÂN .Vâng tôi lại sợ cái sự hiểu ngầm có chủ ý, nên tôi xin nói thẳng người Chính trực nà tôi đề cập đến là Giáo sư Ngô Bảo Châu.
    Đọc những bài viết tanh tưởi với mưu đồ như thế tôi thấy tựu trung lại chỉ tập trung vào hai câu mở đầu của GS Ngô Bảo Châu: “ Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”(hết trích). Những bài viết như vậy tập trung ở blog lề bên trái của tác giả Đào Hiếu trong bài “Phảng phất một cái mùi” và của tác giả Nguyễn Tường An trong bài “Ai sợ hãi? Ông quan tòa hay giáo sư Ngô Bảo Châu” hay như bài của tác giả Huỳnh Thục Vi “ Trong thiên hạ, không ít người thông minh và liêm sỹ hơn ông Châu, dù họ không giải được bộ đề quỷ quái gì đó” .
    Tôi vốn chẳng có cảm tình gì “đặc biệt” với ông Ngô Bảo Châu, cũng như cái bổ đề quỷ quái gì đó mà ông chứng minh được sau bao nhiêu năm các nhà toán học sừng sỏ của thế giới phải bó tay, bó chân, thậm chí bó chiếu. com cũng chẳng giúp ích gì “đặc biệt” cho thằng con nhỏ khờ khờ của tôi, suốt ngày bị mẹ mắng vì tội dốt toán.
    Nhưng khi đọc bài viết của tác giả Đào Hiếu, Nguyễn Tường An, Huỳnh Thục Vi, thì chí ít tôi cũng có được nhận xét rằng cái “văn hóa không nói cũng hiểu” nếu có ở nước tôi nó cũng “Hira Kiri”*** từ thưở Bác Hồ còn đi chăn trâu. Đọc bài viết của các vị này tôi lại liên tưởng đến hoàn cảnh của Đức cha Ngô Quang Kiệt khi bị nhà cầm quyền toàn trị cs ngắt bớt phần sau lời phát biểu của đức cha để quy chụp cho đức cha tiếng xấu là khi dể, xỉ nhục Dân tộc Việt Nam.
    Vì hầu như từ đầu chí cuối các vị này không “có lẽ ông Châu muốn nói như vầy” hoặc “ông Châu ngụ ý như thế kia…” thậm chí còn lôi một câu ranh ngôn tiếng Phốp ra lòe thiên hạ vốn đã dốt của cái xứ vốn dốt đặc cán mai như CHXHCNVN “la moitié de la vérité ce n’est pas la vérité”. Thật sự cái sự hiểu ngầm của Hirasawa San nó đã “em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…” tự thưở nào, mà phải gào thét giống như Ưng Hoàng Phúc rằng thì là “Ở bên người đó em đừng nhớ tới tôi…” hay đại loại như vậy. Do đó để cho có sức thuyết phục Giáo sư Ngô Bảo Châu phải thét lên rằng “ Tôi thích ông Cù Huy Hà Vũ chết cha chết mẹ. Những lý lẽ mà ông đưa ra thuyết phục tôi giống như tuyên ngôn độc lập của bác hồ v. v và v.v…!???” thì mới vừa lòng những nhà rân chủ phồng mang trợn má diễn sơn đông mãi võ chăng???
    Qủa thực Hirasawa cực đểu khi đưa ra nhận xét “ Người Việt Nam rất giỏi hiểu ngầm” trên.
    Nãy giờ các còm sỹ có hiểu ngầm ý của tôi không?
    Mong rằng tôi không bị chết liền tại chổ vì cái sự hiểu ngầm quá hay của các còm sỹ.
    Hà Nội 15/04/2011
    *Báo Tuổi Trẻ 15/01/2011 “ Người Việt hiểu ngầm rất hay”
    **San = Mr hay Mss hoặc Mrs trong tiếng Nhật
    *** Hira Kiri: tục mổ bụng tự sát khi bị nhục nhã của tầng lớp Samurai Nhật Bản

    • quan sat vien nói:

      Bài của GS Châu thật ra cả nghĩa bóng lẫn đen thì chẳng có gì là rối rắm đối với giới trí thức. Nói chung là ngợi khen TS Cù và chê trách phía tòa. Đại đa số các bài viết xung quanh ” Về sự sợ hãi ” đều hiểu theo ý trên tùy theo tác giả mà có mức độ nông sâu khác nhau.
      Chỉ có 1 số bài do cố tình bẻ cong hoặc quá khích, hướng người đọc theo chiều tiêu cực như bài của Huỳnh Thục Vy, Trương Duy Nhất… nhưng
      Về danh xưng ” những nhà dân chủ ” tôi thấy nhiều bạn đọc ở trang này cứ cho rằng những người viết bài, những người tham gia comment đều là ” những nhà dân chủ”. Không phải vậy, chỉ có 1 số ít là những nhà dân chủ thật sự. Vì thế chúng ta nên cẩn thận khi viết, tránh vơ đũa cả nắm.
      Vâng xã hội loài người vốn đa nguyên vì thế có những ý kiến trái ngược nhau là bình thường

Bình luận về bài viết này