Hà Sỹ Phu – Thành phố HCM cần thúc đẩy các cuộc biểu tình của dân chúng, thay vì ngăn cản

Thưa các quý vị lãnh đạo đảng, chính quyền và các đoàn thể của thành phố Hồ Chí Minh

Tình hình nguy cấp của Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam chúng ta trước hiểm hoạ bành trướng, xâm lấn và đồng hóa toàn diện của nhà cầm quyền Trung quốc đang diễn ra dồn dập, khẩn trương như thế nào, chắc chắn quý vị có nhiều thông tin hơn chúng tôi nên thiết nghĩ không cần nhắc lại.

Chính những hành động xâm lăng ngang ngược, hung hãn và có hệ thống của Trung quốc đã xé toang cái mặt nạ “16 chữ vàng và láng giềng 4 tốt”, đã đánh thức lòng yêu nước của dân chúng Việt Nam, nhất là các vị nhân sĩ, trí thức, các cán bộ lão thành và thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay,  những giới tinh hoa thể hiện nỗi biết lo và biết nhục, và sự thức tỉnh trách nhiệm đối với đất nước. Đó là nguồn gốc sâu xa và quý báu của những bản kiến nghị, bản tuyên cáo và các cuộc biểu tình đang diễn ra, trước hết ở Hà Nội và Sài Gòn, hai thành phố lớn nhất nước. Nếu không có ngọn lửa yêu nước không bao giờ tắt ấy chắc Tổ Quốc chúng ta không còn tồn tại đến hôm nay.

Điều tôi muốn thưa với quý vị là mấy cuộc biểu tình gần đây đã bị quý vị canh phòng, ngăn cấm, dập tắt đến không thể ló ra được. Ngăn cấm sự biểu lộ lòng yêu nước một cách ôn hoà và hợp hiến thì người ngăn cấm đứng ở phía nào trong trận tuyến giữa kẻ xâm lược và người chống xâm lược? Câu trả lời đã quá hiển nhiên. Điều biện luận duy nhất có thể viện ra là e ngại các cuộc biểu tình có thể dẫn đến quá khích và bị “lợi dụng”. Biện luận này hoàn toàn không có cơ sở : Hãy đọc Cẩm nang biểu tình vô cùng chín chắn, hãy nhìn thực tế các cuộc biểu tình đầy ý thức trong sáng, hãy nhìn những khuôn mặt của những người đã dày dạn về phương pháp lãnh đạo quần chúng mà chính Đảng Cộng sản đã rèn luyện… ta sẽ thấy chẳng có lý do gì để lo lắng như vậy.

Vì thế, tôi thực tình mong muốn quý vị chẳng những thôi không ngăn cấm biểu tình, chẳng những bảo vệ cho biểu tình được diễn ra an toàn (không bị những kẻ xấu lạ mặt gây hại), mà tốt nhất là nên động viên cho dân chúng tham gia thật nhiều (động viên ngầm thôi, không cần lên tiếng công khai nếu quý vị còn e ngại về ngoại giao), để khỏi hổ thẹn là thành phố được mang tên Hồ Chí Minh, người mà lịch sử Đảng đã khẳng định là tượng trưng cho tinh thần yêu nước và cứu nước của Dân tộc! 

Nếu ở cõi xa xôi, chủ tịch HCM biết các “hậu duệ xuất sắc” của mình lại ngăn cản dân chúng biểu thị lòng yêu nước chống kẻ xâm lược thì Chủ tịch sẽ nghĩ gi?. (Chủ tịch đã nói: Nếu Chính phủ gây hại cho Dân thì Dân có quyền đuổi Chính phủ ấy đi, Dân còn nhớ mãi câu này).

Việc kiềm chế đến mức các cuộc biểu tình chống xâm lược ở “thành phố mang tên Người” không thể ló ra được đã gây ra những dư luận không có lợi cho thành phố. Người ta so sánh với Hà Nội, nơi có Sứ quán Trung quốc, nơi có Trung ương Đảng và Chính phủ (đáng lẽ phải lo lắng về ngoại giao và an ninh hơn Sài Gòn chứ), nhưng các cuộc biểu tình vẫn diễn ra. Cách ứng xử “Bảo hoàng hơn cả vua” ấy chắc khiến cho hương hồn cụ Hồ Chí Minh khó lòng tự hào trước cụ Lý Công Uẩn, người đã gắn với tên Hà Nội Thăng Long.

Tất nhiên Nhà nước phải giữ an ninh quanh khu vực hẹp của Lãnh sự quán, nhưng ngoài ra, toàn thành phố là của Việt Nam, sao người Việt Nam phải sợ người Tàu mà không dám biểu thị lòng yêu Tổ quốc của mình? Nếu quý vị giữ an toàn cho chủ nghĩa Bành trướng Trung quốc đến mức như vậy, an toàn hơn ở chính Trung quốc (vì dân Trung quốc còn dám biểu tình), thì e rằng thiên hạ sẽ khuyên Trung ương của Bành trướng nên chuyển sang đấy mất thôi (!).

Mấy lời thô kệch nhưng buộc phải mạo muội viết ra, từ tấm lòng rất lo âu và đau đớn. Tôi mong quý vị xét suy, vì chúng ta cùng một bọc sinh ra. Đã gắn bó với nhau là con một Mẹ, nghĩ đến bốn chữ “nước mất nhà tan” trong sử sách thì mọi ngăn cách, mọi e ngại giữa những “con gà cùng một mẹ” bỗng tan biến hết. 

Tổ quốc Việt Nam thiêng liêng nhất định trường tồn ! 

Kính bút

TS Hà Sĩ Phu

4E Bùi Thị Xuân, Đà Lạt

____________________________

Trần Thị Ngự – “Mời Làm Việc” Với Công An: Một Sự Vi Phạm Nguyên Tắc Quốc Tế Nhân Quyền, Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam

Trong những ngày gần đây, báo chí trên mạng có đăng các bài viết về việc một số người bị giữ tại những nơi thuộc cơ quan chính quyền (nhưng không nhất thiết phải là trại giam) trong vài giờ đến vài ngày để “làm làm việc” với công an. Một số người khác bị công an mặc thường phục bắt trong các cuộc biều tình chống Trung Quốc và đưa về trụ sở công an hay các đơn vị hành chánh (Phường) và bị giữ lại trong nhiều giờ đống hồ để “làm việc” trước khi được thả cho ra về. Trước đây, rất nhiều người đã bị “mời làm việc” với công an ban ngày, tối được về nhà, như trường hợp của G.S. Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Bùi Chát, cũng như một số người thường được gọi là “bất đồng chính kiến”. Vậy bản chất của các việc “mời làm việc” có khác gì với việc “bắt giữ” và do đó có trái với tinh thần của nguyên tắc quốc tế Nhân Quyền, Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam hay không?

Luật Pháp Về Bắt Giữ (Arrest)?

Các điều qui định trong các văn bản quốc tế liên quan đến nhân quyền (human rights), dân quyền (cvil rights), cũng như Hiến Pháp nước CHXNCN Việt Nam và luật pháp Việt Nam (Bộ luật Tố tụng hình sự) không đề cập đến khái niệm “làm việc” với công an như các truờng hợp nêu trên, mà chỉ có qui định vế bắt giữ (arrest). Việc bắt, giữ, và khám xét liên quan trực tiếp đến dân quyền (civil rights) và nhân quyền (human rights).

Theo Điều 9 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền:

không ai có thể bị bắt, giam giữ, và đầy ải một cách độc đoán(Article 9: No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile.)Nguồn: http://www.un.org/en/documents/udhr/index.shtml

Điều 9 (1) của Qui Uớc Quốc Tế vế Quyền Dân Sự và Chính Trị (the International Covenant on Civil and Political Rights) cũng qui định tương tự:

Mỗi người có quyền tự do và an toàn bản thân. Không ai có thể bị bắt giữ một cách độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt quyền tự do trừ khi có lý do và theo các thủ tục qui định bởi luật pháp.Everyone has the right to liberty and security of person. No one shall be subjected to arbitrary arrest or detention. No one shall be deprived of his liberty except on such grounds and in accordance with such procedure as are established by law.Nguồn: http://www.ohchr.org/Documents/Publications/training9chapter5en.pdf

Quyền tự do và an toàn bản thân cũng có một chỗ đứng trang trọng trong Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam.

Điều 71 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam qui định:Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng xác nhận quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân theo như tinh thần của các bản văn quốc tế về nhân quyền và dân quyền.

Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

“Mời Làm Việc” Với Công An Ở Việt Nam

Theo Người Buôn Gió (Nguồn: http://danluan.org/node/9026), ngày 02 tháng 06 năm 2011, khi anh vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất thì có công an chờ sẵn và đưa anh về trụ sở một công an Phường (đường Lê Văn Sĩ) để nói chuyện. Người Buôn Gió bị giữ tại đây 3 ngày cho đến chiều ngày 06 tháng 06 mới được ra về. Tương tự, theo như Mẹ Nấm (nguồn: http://danluan.org/node/9057), chị cũng bị giữ ở đồn công an (Phường Tân Thới Nhất, Quận 12) hơn 30 tiếng. Một số thanh viên tham gia cuộc “tụ tập” ở Saigon ngày 5/6/2011 cũng bị đưa về trụ sở UBND Quận và bị giữ lại để “làm việc” trong nhiều giờ. Những người “làm việc” với Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu), Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), và các thanh niên tham gia “tụ tập” không cho rằng những người trên bị bắt giữ. Như Người Buôn Gió đã tường thuật:

Hết ngày 03/06, tính ra đã được 24 giờ. Mình đề nghị gửi giấy tạm giữ, lệnh bắt hoặc triệu tập gì gì đó. Các anh nghe thế cười hềnh hệch như là mình nói chuyện đùa, một anh bảo:- Chú cứ nói bắt, ai bắt chú đâu, chú ở khách sạn chứ ở nhà giam đâu mà kêu bắt. Sao lại cứ nghĩ nặng nề thế.

Theo lời của Mẹ Nấm:

Trong đồn công an, hễ mỗi lần tôi nhắc đến chữ “tạm giữ”, “bắt giam” là các anh, chị ấy có phản ứng quyết liệt lắm.- Tại sao chị cứ nói quá lên thế, chúng tôi chỉ mời chị hợp tác làm việc chứ có tạm giam, tạm giữ gì đâu? Nếu giữ người phải có lệnh của Viện kiểm sát, và nếu thực sự tạm giữ chị thì chị không được phép đi ra đi vô, thoải mái trao đổi với bạn chị ở phòng bên như nãy giờ đâu.(Nguồn: http://danluan.org/node/9057)

Theo lời kể của một thanh niên tham gia “tụ tập” ngày 05/06/2011 tại Saigon:

Ngay khi cháu vừa tiến vào công viên 30/4 góc đường Alexandre De Rhodes và Phạm Ngọc Thạch thì từ bên kia đường, 5-6 người thanh niên xông qua, tay chỉ thẳng mặt cháu và hét to “nó đó” rồi họ chụp tay, ghì cổ đưa cháu lên 1 chiếc xe máy vừa trờ tới và chở thẳng vào Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đường Lê Duẩn trước sự chứng kiến đầy e dè, không kịp phản ứng của một số người đứng gần cháu ở công viên…Ở đó, các anh an ninh không cho dùng từ bị bắt cũng như tạm giữ mà chỉ được dùng từ “mời làm việc”, một lời mời hơi thiếu thiện chí, có chút thô bạo trong đưa đón, không được ăn trưa và chẳng thể khước từ.(Nguồn: http://danluan.org/node/9185)

“Mời Làm Việc” Với Công An: Một Sự Vi Phạm Nhân Quyền, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Pháp Việt Nam

Mặc dù công an không dùng chữ “bắt” hay “giữ” nhưng thực chất những trường hợp “mời làm việc” và “bắt làm việc” như nêu trên là các việc bắt giữ (arrest) không theo đúng thủ tục luật pháp, một sự vi phạm trắng trợn nhân quyền và dân quyền, cũng như vi phạm Hiến Pháp Việt Nam và Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thế nào là bắt giữ (arrest)?

Khi một người bị tước đoạt quyền tự do và bị giữ bởi cảnh sát, người đó được coi là đã bị bắt giữ.

An arrest is the act of depriving a person of his or her liberty usually in relation to the investigation and prevention of crime or harm to others and oneself as well. . . When a person is arrested and taken into police custody, they have been seized.Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Arrest

Hãy xem trường hợp của Người Buôn Gió

Tắm táp xong, pha trà uống, mình và hai anh an ninh kia chuyện trò hỏi han về gia đình, vợ con. Hai cậu ấy đều quen từ đợt bắt trước, nhiệm vụ là giám sát chứ không phải là điều tra. Hai cậu ấy chỉ trông chừng mình đừng sểnh mất, cho nên khi mình ngồi vui vẻ nói chuyện, hai cậu cũng yên tâm vui vẻ chuyện cùng. Lát sau mình đi ngủ mạch đến sáng.Sáng 7 giờ mình dậy, hai anh an ninh dậy theo, vệ sinh xong thì họ dẫn mình đi ăn sáng. Cháo, miến, phở, hủ tíu quanh đó cũng phong phú, ăn gì thì tự chọn, họ ăn cùng, xong họ trả tiền rồi ra quán cà fe. Đến giờ làm việc thì hai anh bàn giao mình cho cán bộ điều tra.Thời gian chính là ở khách sạn, đến bữa đi ăn có hai anh an ninh đi cùng. Các anh thay ca nhau để nói chuyện với mình. Không ai dùng từ canh gác, giám sát, mỗi lần thay ca họ lịch sự bảo lát nữa có 2 anh khác đến nói chuyện với anh cho vui.Ở khách sạn đêm ngủ mình nằm giường bên trong có chăn gối, bên ngoài các anh ý nằm đi văng.(Nguồn: http://danluan.org/node/9026)

Trường hợp của Mẹ Nấm:

Các anh/chị đề nghị tôi không được nghe điện thoại, thậm chí có người đã giật lấy điện thoại của tôi, nếu tôi không phản ứng lại vì xét thấy mình phải “chấp hành nghĩa vụ của một công dân” có lẽ điện thoại cũng bị tắt nguồn và niêm phong như bạn tôi bên phòng kia rồi.(Nguồn: http://danluan.org/node/9057)

Và trường hợp của anh thanh niên đã tham gia “tụ tập” ngày 5/6/2011 tại Saigon:

…Sau khi trao đổi, tra hỏi, lấy tường trình về lý lịch, về sự việc biểu tình ngày 05/06 và sự việc sáng ngày hôm đó 12/06 thì cháu phải ngồi trong phòng cho đến tận chiều.(Nguồn: http://danluan.org/node/9185)

Những trường hợp trên đây được coi là bắt giữ (arrest) vì những người kể trên bị đặt dưới quyền quản lý của nhân viên công lực. Mọi hành động của họ nhất nhất phải có sự đồng ý và theo hướng dẫn của công an, và nhất là họ không có quyền tự do di chuyển (tức là rời điạ điểm tạm giữ). Sở dĩ công an không dùng hai chữ “bắt giữ” trong trường hợp này vì họ không theo đúng thủ tục đòi hỏi cho việc bắt giữ, có nghĩa là họ không có lý do chính đáng theo luật pháp để bắt giữ những người kể trên.

Khi Nào “Mời Làm Việc” Không Vi Phạm Nhân Quyền, Hiến Pháp Việt Nam Và Luật Pháp Việt Nam?

Gần đây ở Mỹ phát sinh ra khái niệm “person of interest” (người đáng quan tâm). Hai từ này đầu tiên do báo chí dùng để chỉ nhửng người bị nghi là có thể liên quan đến một vụ tội phạm nào đó, nhưng thực tế không hay chưa có lý do chính đáng (probable cause) cho việc bắt giữ. Từ này sau đó được các cơ quan điều tra hình sự tư pháp dùng một cách rộng rãi, nhưng nó chưa được định nghĩa một cách chính thức bởi luật pháp. Trên nguyên tắc, những “người đáng quan tâm” chưa phải là ngưòi bị tình nghi (suspect), nhưng cảnh sát có thể đến tư gia của họ (phải theo đúng thủ tục) hay mời họ đền văn phòng cảnh sát để hỏi thăm tin tức. Vì những người này chưa bị bắt nên họ có quyền không trả lời các câu hỏi, hay không cần đến văn phòng cảnh sát nếu họ không muốn. Cần nhấn mạnh là giấy mời của cảnh sát gởi đến những “người đáng quan tâm” không phải là “trát toà” (hay giấy mời của toà án) tức là cái mà người dân phải tuân thủ.

Tương tự như vậy, giấy mời của công an hay cảnh sát ở Việt Nam cũng không phải trát toà hay lệnh bắt của Viện Kiểm Sát. Không một chỗ nào trong Hiếp Pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định tính cưỡng chế của giấy mời do cảnh sát gởi. Như vậy, khi giấy mời của cảnh sát hay công an không có tính cưỡng chế, và khi nào người dân có quyền lựa chọn hợp tác hay không, thì khi ấy “mời làm việc” với công an không vi phạm tinh thần quốc tế nhân quyền cũng như Hiến Pháp và luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Danluan

  ĐỂ ĐƯỢC BIỂU TÌNH & ĐIỀU 69 HIẾN PHÁP 1992

Thưa các bạn, “Điều 69 hiến pháp 1992

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Chúng ta có quyền biểu tình, vậy tại sao qua những lần biểu tình từ ngày 05/06/2011 cho đến nay chúng ta vẫn bị đàn áp.

Tôi đã từng có bài viết kêu gọi biểu tình trong thời gian qua, nhưng đến giờ tôi mới phát hiện ra 1 điều thiếu logic từ bản thân.

Tức là nếu muốn chỉ dẫn mọi người thể hiện lòng yêu nước thì đầu tiên là phải tìm phương án bảo vệ an toàn trước.

Đúng vậy các bạn àh, tôi viết thread này mong muốn mọi người góp ý xây dựng phương án “an toàn” cho mọi công dân đi biểu tình.

Trở lại vấn đề: Các bạn nghĩ sao khi đọc qua điều 69 hiến pháp 1992.
CHúng ta có quyền biểu tình trong ôn hòa, không bạo động mà sao cứ bị đàn áp, theo tôi về mặt ngôn ngữ thì chắc ở đây:“biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Nếu đã vậy chúng ta phải tìm hiểu thế nào là “quy định của pháp luật”, pháp luật ta không có “quy định” hay chỉ dẫn về biểu tình, mà nếu đã không chỉ dẫn tức là “không có”, mà đã “không có” thì hiển nhiên việc “đàn áp nêu trong bài viết trên” là trái pl.

Ở đây xảy ra 2 hướng:

1: Yêu cầu CSVN phải đưa ra cái gọi là “quy định” kia là gì để chúng ta tùy cơ mà ứng biến(nhưng theo cách này thì không thể vì xin nói thật ra đây: “họ” chỉ có “luật rừng” thôi chứ không có “quy định” gì hết)

2:Nếu suy luận theo cách này thì csvn “lộng hành”.

Vậy chúng ta sẽ đi thưa kiện chứ?! Vấn đề là kiện ở đâu khi mà tính mạng sẽ không được an toàn.

Tôi đã suy nghĩ đến đây mà chưa thể đưa ra đáp án. Nhưng tôi nghĩ nếu member nào thuộc thành phần am hiểu luật nhân quyền quốc tế thì nên đưa form hướng dẫn để các member trong nước cập nhật hồ sơ nhân chứng, sự việc để đại diện nhân chứng vụ kiện ra liên hợp quốc

Tôi nghĩ vấn đề này thực sự đau đầu, nhưng tôi để giải quyết các vấn đề lớn thì cần tư tưởng và hành động lớn.

Chúng ta đã biểu tình trong suốt thời gian qua, hiển nhiên tinh thần là đáng khâm phục rồi, nhưng chưa đủ.

Kính mong các bạn trong nước & hải ngoại góp ý!.

no_le xin chào!

Theo Vietlandnews

Xem thêm : LS Trần Vũ Hải đề nghị UBTV Quốc hội giải thích Điều 69 Hiến pháp:quyền biểu tình

Biểu tình chống Trung Quốc : Cả nước gọi tên – Sài Gòn trả lời !

Địa điểm và thời điểm tập kết của những người yêu nước dũng cảm: Đúng 8h 00′ sáng ngày Chủ Nhật 17 tháng 7 năm 2011.

* Hà Nội: Tại Khu vực xung quanh ĐSQ Trung Quốc – số 46 đường Hoàng Diệu.

* Sài Gòn: Tại khu vực công viên 23/9 – đoạn ngã ba Đề Thám – Phạm Ngũ Lão. Tuần hành dọc theo quảng trường Quách Thị Trang – Lê Lợi – Nguyễn Huệ. Tập trung cách Ủy ban nhân dân Thành phố 100m – khu vực Thương xá Tax

Thưa đồng bào và các bạn!

Gần đây, tàu quân sự của Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn với ngư dân Việt Nam. Đỉnh điểm mới nhất là việc lính Trung Quốc có trang bị súng tiểu liên và dùi cui đã đánh đập và tịch thu tài sản của ngư dân Quảng Ngãi ngay trên chính ngư trường Hoàng Sa.

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những động thái ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam xuống nước và cam chịu. Coi như, nhà cầm quyền Việt Nam chấp nhận rằng, dân tộc ta là dân tộc hèn yếu. Lịch sử không, chưa bao giờ chứng tỏ điều đó!

Hào khí dân tộc chưa bao giờ bị dập tắt bởi một áp lực nào cho dù đó là kẻ mạnh hay có quyền lực.

Chúng ta có lịch sử làm điểm tựa và lịch sử đang tựa lại chúng ta. Một lần nữa , chúng tôi kêu gọi các bạn hãy chứng tỏ lịch sử chúng ta liền mạch như hào khí dân tộc. Hãy tỏ rõ cho nhà cầm quyền Trung Quốc biết rằng: dù nhà nước Việt Nam có thỏa hiệp vì lý do nào đó thì dân tộc ta không dễ dàng bị khuất phục.

Xuống đường!

Không chỉ để cho Trung Quốc biết rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ hèn yếu, mà còn là tiếng chuông gióng lên cho toàn nhân loại và lương tri loài người thức tỉnh.

Chúng ta sẽ xuống đường vì đó là mệnh lệnh của trái tim. Sản phẩm của trí tuệ và lương tri!

Xuống đường!
Hỡi các bạn, dân tộc Việt Nam ta luôn ngẩng cao đầu!

—–

Địa điểm và thời điểm tập kết của những người yêu nước dũng cảm: Đúng 8h 00′ sáng ngày Chủ Nhật 17 tháng 7 năm 2011.

* Hà Nội: Tại Khu vực xung quanh ĐSQ Trung Quốc – số 46 đường Hoàng Diệu.

* Sài Gòn: Tại khu vực công viên 23/9 – đoạn ngã ba Đề Thám – Phạm Ngũ Lão. Tuần hành dọc theo quảng trường Quách Thị Trang – Lê Lợi – Nguyễn Huệ. Tập trung cách Ủy ban nhân dân Thành phố 100m – khu vực Thương xá Tax

BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ GIỮ GÌN NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG MÀ CHA ÔNG NGÀN NĂM ĐỂ LẠI LÀ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI NGƯỜI VIỆT NAM!

Nguồn : Facebook

Theo Danlambao

 …

____________________________

Tiếp tục tham gia ký tên yêu cầu trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ
BAUXITEVN – THƯ KIẾN NGHỊ TRẢ TỰ DO CHO CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ
Đồng hành với Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ là mệnh lệnh của thời đại
Bấm vào đây để trở về trang chủ

Bài này đã được đăng trong Bài vở liên quan và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

12 Responses to Hà Sỹ Phu – Thành phố HCM cần thúc đẩy các cuộc biểu tình của dân chúng, thay vì ngăn cản

  1. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 16-07-2011 | bahaidao

  2. Thưa bà con cô bác,

    Đã qua 7 tuần liên tiếp, người dân và các bậc thức giả yêu nước Hà Nội lên đàng biểu tình chống Trung Quốc xâm lược làm cho đồng bào cả nước và ở nước ngoài rất cảm động. Tinh thần dân tộc được khích lệ ghê lắm. Ai cũng hy vọng chính quyền là của dân sẽ nghe theo tiếng gọi của lương tâm nhưng họ đã làm ngược lại, thẳng tay đàn áp người yêu nước bằng mọi biện pháp từ bạo lực đến đê hèn. Nhìn nhiều chị em cô bác và các bậc trưởng lão đội nắng biểu thị lòng yêu nước, và bị CA bắt bớ, đánh đập, nhốt vào xe buýt chở vào đồn công an xa hàng chục cây số để chia cắt đoàn biểu tình, lòng tôi quặn thắt. Để tham góp một vài thiển ý vào cuộc đấu tranh cam go lâu dài này, tôi cho rằng chúng cần đa dạng hóa hình thức biểu lộ lòng yêu nước để giữ lửa được lâu dài và từ đó nhen lên những quầng lửa lớn thiêu đốt bọn xâm lược và bọn đê hèn bảo vệ kẻ xâm lược. Tôi xin kiến nghị thế này:

    1) Tổ chức quyên góp để in ra thật nhiều áo phông hàng hóa bán ở khắp nơi trong và ngoài nước với chất lượng tốt. Trên áo có in hình cờ tổ quốc; hình quốc huy; hình bản đồ Việt Nam có đảo Hoàng Sa và Trường Sa; hình ảnh Hồ Chí Minh với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng chữ khổ lớn, hình ảnh thuyền đánh cá VN bị lính Trung Quốc bắt, đánh đập và tịch thu tài sản, v.v. Các nhà hảo tâm có thể bao mua các loại áo phông này rồi phân phối hoặc bán giá rẻ cho học sinh sinh viên và những ai muốn biểu lộ lòng yêu nước để họ mặc áo này. Nếu có nhiều người mặc mỗi ngày thì trên khắp cả nước chúng ta có thể tạo ra một LÀN SÓNG ĐỎ trên đường phố mà không cần biểu tình hô hào khẩu hiệu. Hiện nay chúng ta còn thiếu những thứ này ghê gớm lắm, còn các cháu học sinh sinh viên thì chưa biết kiếm ở đâu, nếu có một nhà in nào chuyên làm những thứ này thì tốt quá. Làm như vậy chúng ta thể hiện được tình yêu nước bằng trái tim khối óc của mình và tránh bị đàn áp của bọn cường quyền.

    2)Các thi sỹ, văn sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ hãy sáng tác nhiều hơn nữa các tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và chống ngoại xâm để cổ vũ tinh thần dân tộc cho mọi người, nhất là lớp người trẻ. Mấy ngày nay, đọc thơ Đỗ Trung Quân, nghe nhạc Tuấn Khanh thấy lay động lòng người lắm. Các bậc thức giả có thể vận động mạnh thường quân tổ chức các buổi hòa nhạc, triển lãm, đọc thơ, giới thiệu lịch sử, v.v. nhiều hơn nữa mỗi khi có cơ hội. Đặc biệt thanh niên học sinh và người trẻ như công nhân còn chưa có thông tin về đất nước do bị bưng bít và o bế. Các cuộc biểu diễn, nói chuyện, đọc thơ, v.v. chắc chắn sẽ nâng cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, và tạo thành một thế hệ công dân mới thấm đẫm tình yêu nước, đức tính trung thực, biết căm ghét cái giả trá và hèn nhát của những kẻ ích kỷ lo giữ địa vị mà bỏ rơi dân tộc như hiện nay.

    Đấu tranh để được bầy tỏ lòng yêu nước trong điều kiện bị mất chủ quyền trên thực tế như hiện nay thực là khó, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, các bậc thức giả luôn là người tiên phong dẫn dắt dân tộc và thế hệ trẻ. Đa dạng hóa hình thức đấu tranh và hướng thanh niên biết nhìn nhận đúng sai, có tâm hồn trong sáng và biết đấu tranh vì lẽ phải là sự nghiệp cao cả, vinh quang và lâu dài. Đất nước, dân tộc trông chờ nhiều vào các bậc trưởng lão như cụ Nguyễn Trọng vĩnh, như các GS Phạm Duy Hiển, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đình Đầu, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhạc sỹ Tuấn Khanh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Chu Hảo, v.v…

    Mấy lời tâm huyết, mong được chia sẻ.
    Kính thư.

    • 1nxx nói:

      Ý kiến của bạn rất hay và cần làm ngay. Nhưng chừng nào tất cả chúng ta trong và ngoài nước chưa thống nhất thành 1 lực lượng duy nhất để đấu tranh chống bè lũ bán nước và bè lũ bành trướng thì bè lũ 14 tên còn ăn no ngủ yên. Mọi nỗ lực cá nhân đều vô ích nếu không tập hợp được chúng lại thành 1 quả đấm duy nhất.

  3. Ẩn danh nói:

    Haof khis Dieen Hoongf muoon naxm

  4. tudodanchu nói:

    Nếu suy luận theo cách này thì csvn “lộng hành”.(Trích)

  5. HÀNH KHẤT ĐẠI HIỆP nói:

    18 Nhân sĩ trí thức đã lên tiếng, những bậc tiền bối ko im lặng nữa!Thập bát la hán đã xắn tay áo lên rồi, anh em chúng ta cũng xắn tay vén áo lên thôi, đừng để chúng nó đè đầu cưởi cổ chúng ta!!!

  6. Chân Lý nói:

    Sài Gòn là một thành phố năng động nhất Việt Nam về kinh tế thì nhất định phải là nơi năng động nhất về chính trị. Trong hoàn cảnh hiện nay thì việc cải cách về chính trị đi đôi với mở rộng dân chủ là yêu cầu cấp bách của Việt Nam thì Sài Gòn phải là đầu tầu để thúc đẩy Việt Nam phát triển và hội nhập. Biểu tình ôn hoà để phản đối Trung Quốc gây hấn lãnh hải là biểu hiện lòng yêu nước của người dân mà chính quyến cần phải tôn trọng thậm chí đồng tình. Chỉ có lòng yêu nước của nhân dân mới quyết định sự trường tồn của đất nước, dân tộc chứ không phải sự lãnh đạo của một triều đại, một đảng phái, một thể chế chính trị nào.

  7. Pingback: Tin thứ Bảy, 16-07-2011 « BA SÀM

  8. Thăng Long nói:

    Chống người yêu nước biểu tình
    Xưa nay chỉ có nước mình mà thôi
    Làm điều vi hiến, vi nhân
    Các người không sợ người dân oán thù?

    Biển Đông dận dữ bấy lâu
    Chứng kiến bao cảnh thương đau dân lành
    Việt Nam đất nước yên bình
    Cớ sao bọn giặc ép mình ngày đêm?

    Xin hỏi Chính phủ đương quyền
    Đã làm gì để dân yên, dân giàu?
    Hay chỉ bảo vệ “thằng Tàu”
    Để lo giữ ghế, làm giàu bất nhân?

    Chống người yêu nước biểu tình
    Xưa nay chỉ có nước mình mà thôi!
    Lịch sử sẽ hỏi các người
    Bức dân- mất nước còn ngồi được yên!

  9. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
    (trich Binh Ngo Dai Cao)

    • 1nxx nói:

      Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
      Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
      Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
      Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
      Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
      Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
      Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

      Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
      Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
      Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,

      Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
      Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
      Lẽ nào trời đất dung tha?
      Ai bảo thần dân chịu được?
      (trích Bình Ngô Đại Cáo)

Bình luận về bài viết này